Theo dấu thị trường – 20/05/2022

Đây là một tuần đáng buồn đối với cộng đồng tiền mã hóa. Vì vậy, Kyros sẽ giữ các thông tin một cách ngắn gọn và chia sẻ nhiều hơn về quan điểm của đội ngũ về những gì đã xảy ra và những gì có thể thay đổi.

 

Ngẩng cao đầu và cứ tiến về phía trước.

 

Ít nhất chúng ta vẫn có nhau.

 

Sự cố của $UST và kế hoạch hồi sinh

Cứu ngôi làng đang cháy hay là người dân

Cuộc khủng hoảng đã lấy đi 40 tỷ USD vốn hóa thị trường, chỉ tính đối với token LUNA.

Ngắn gọn là, UST bị mất “peg” và LUNA bị phá giá. LFG cố gắng cứu UST thay vì LUNA ở lần đầu tiên. Điều này không khác gì một người đàn ông chọn cứu ngôi nhà của mình, thay vì người thân. Tất nhiên, điều này đã khiến cộng đồng phẫn nộ vì vậy một giải pháp thứ hai được đưa ra – hard fork blockchain Luna về thời điểm trước khi mấtt peg. Tuy nhiên, cả hai đều bị chỉ trích từ CZ.

https://twitter.com/cz_binance/status/1525448766274289664?s=20&t=UIUYYnS0hVIccThneu0pEg

Trái ngược với Terra,  Axie Infinity đã cho chúng ta thấy một cách hiệu quả hơn để đối phó với khủng hoảng. Sky Mavis ngay lập tức đình chỉ blockchain Ronin, ngăn không cho mọi người gửi hoặc rút tiền, đồng thời cam kết sẽ bồi thường thiệt hại cho người chơi khi vụ hack bị phát hiện. Trong tám ngày sau đó, Axie Infinity đã đảm bảo 150 triệu USD để trả cho người dùng. Điều đáng nói là đội ngũ đã thừa nhận lỗi của họ và đưa ra hành động khẩn cấp để bảo vệ lợi ích của người dùng.

Tuy nhiên, một số quan điểm khác có thể cho rằng rằng kích thước khủng hoảng của Axie Infinity là không lớn bằng Luna.

Tác động của sự sụp đổ UST

98% tổng tài sản bị khóa trên hệ sinh thái Terra gần như đã bốc hơi toàn bộ trong 9 ngày, cụ thể là các giao thức DeFi hàng đầu trên Terra, chẳng hạn như Anchor và Mirror.
Sự sụp đổ của UST đã tạo ra hiệu ứng domino trên thị trường tiền mã hóa. USDX, USDN, USDC và USDT cũng đã bị “peg” do những người nắm giữ hoảng loạn sau khủng hoảng này. Một số dự án DeFi tích hợp LUNA hoặc UST đã bị ảnh hưởng bởi lỗi giá từ oracle, gây ra thiệt hại hàng triệu USD.

Khủng hoảng của UST này đã bộc lộ những điểm yếu của các cơ sở hạ tầng hiện tại. Các lỗ hổng trong stablecoin thuật toán cần được giải quyết càng sớm càng tốt để thị trường có thể tiếp tục phát triển. Tài sản đảm bảo và cơ chế ổn định cần được tính toán một cách cẩn thận để giảm thiểu tác động của các yếu tố thị trường càng nhiều càng tốt nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn tốt hơn so với các stablecoin thông thường.

Nhiều câu hỏi bỏ ngỏ vẫn đang được đặt ra liệu người dùng có tiếp tục tin tưởng Do Kwon và nền tảng Terra hay không?

stETH-ETH mất peg

Sau blockchain Terra hoạt động trở lại lần thứ hai vào ngày 11 tháng 5, Lido đã thông báo rằng người dùng có thể bắc cầu bETH – một đại diện của stETH trên giao thức Anchor của Terra – trở lại Ethereum. Người dùng bETH bắt đầu rời bỏ Terra đổi lấy stETH và để chuyển thành stablecoin trước tiên họ phải đổi stETH lấy ETH. Do đó, phần lớn stETH đã được hoán đổi trong Curve vào ngày hôm đó.

stETH / ETH không giữ được peg trong một thời gian, thì việc thanh lý có thể gây ra nhiều biến động hơn trên thị trường. Pool thanh khoản trên Curve và Balancer của stETH: ETH bị mất cân bằng, stETH mất peg và về mức 0,987 ETH cho mỗi stETH vào ngày 12 tháng 5.

Đòn bẩy trong trường hợp này là kết quả của việc người dùng dùng stETH làm tài sản thế chấp để vay ETH, sau đó tiếp tục dùng ETH để staking nhận được nhiều stETH hơn và cứ thế lặp lại để tối đa hóa lợi nhuận.

Aave là nền tảng được sử dụng nhiều nhất cho chiến lược này. ETH là tài sản được vay nhiều nhất từ ​​stETH với khối lượng 800 triệu USD. Ngay cả khi stETH mất peg 10%, 100 triệu USD sẽ được thanh lý trên Aave và những người dùng gần đến ngưỡng thanh lý 75% có thể giảm đòn bẩy hoặc thoát hoàn toàn vị thế. Rủi ro đáng kể nhất là các khoản thanh lý này có thể dẫn đến nợ xấu cho Aave, nhưng điều này cực kỳ khó xảy ra.

Vì khả năng thanh lý là kết quả của việc sử dụng đòn bẩy, nên đây luôn là một rủi ro đã biết. Như những gì Lido đã đề cập, stETH không cần phải được neo với ETH để hoạt động chính xác và stETH sẽ luôn được quy đổi 1:1 với ETH khi việc hợp nhất ETH 2.0 hoàn tất. Do đó, việc giảm giá của stETH có thể là cơ hội tuyệt vời cho những người nắm giữ lâu dài để mua ETH với giá chiết khấu, miễn là họ không phải đối mặt với khả năng bị thanh lý. Mặt khác, người sử dụng đòn bẩy cần duy trì vị thế của mình ở mức an toàn để tránh bị thanh lý ngắn hạn do biến động thị trường.

NFT

AZUKI DƯỚI MÀN LỬA. AI LÀ NGƯỜI ĐÃ CHÂM NGÒI

Một dự án nhỏ của vũ trụ Azuki – Beanz đã tiết lộ hình ảnh NFTs vào ngày 06 tháng 5 và nhận được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng. Cũng trong ngày hôm đó, Azuki thông báo chào đón Rehito Hatoyama (Ray), người đứng sau các thương hiệu nổi tiếng như Hello Kitty và Human Made, làm cố vấn.

Tuy nhiên, mọi thứ trở nên tiêu cực khi Zagabond, người sáng lập Chiru Labs, đăng bài viết “A builder’s Journey” chia sẻ con đường mà anh đã đi qua để có được thành công như bây giờ. Trong bài viết, Zagabond tiết lộ rằng đã đứng sau các dự án NFT CryptoPhunks, Tendies và CryptoZunks. Sau đó, cộng đồng đã chỉ trích các dự án này là rug-pull.

Những cáo buộc này đã khiến Azuki rơi vào khủng hoảng và gây sốc cho cộng đồng. Ngay sau đó, bộ sưu tập Azuki đã chứng khiến một đợt bán tháo, giá sàn đã giảm 50% và chạm mức 7 ETH. Vào ngày 11 tháng 5, Zagabond đã thừa nhận lỗi của mình và hứa sẽ trao đổi rõ ràng với mọi người để giải quyết vấn đề.

Theo quan điểm của chúng tôi, việc Zagabond tham gia phát triển 3 dự án trước đó cho thấy rằng anh đã có nhiều kinh nghiệm trong việc vận hành dự án và cộng đồng NFT. Sau lời thú nhận của Zagabond, CryptoPhunksCryptoZunks đã chứng kiến sự tăng trưởng về giá và khối lượng.

Sự cố này của Azuki có thể là có chủ đích. Dữ liệu từ Nansen chỉ ra rằng đã có nhiều đợt bán tháo do tin tức này, tuy nhiên những nhà đầu tư thông minh lại bắt đầu tích lũy Azuki với giá chiết khấu.

https://twitter.com/nansen_alpha/status/1523917951157506048?s=20&t=bxvoAr_WyyWOzt4td1C1dg

CÁC CÔNG TY TRUYỀN THỐNG TÍCH HỢP NFT

Spotify, NomuraHiệp hội Công nghiệp Máy tính Trung Quốc là những công ty web2 tham gia lĩnh vực NFT trong tuần này.

Như chúng ta đều thấy, ngày càng có nhiều công ty truyền thống nhận ra tiềm năng của NFT và muốn trở thành người tiên phong. Câu hỏi mà chúng ta cần đặt ra ở đây là sự đón nhận của các doanh nghiệp truyền thống ảnh hưởng đến thị trường hiện tại như thế nào?

Trong thế giới của web2, quyền lực sẽ tập trung vào tay một vài người đứng đầu ngành, từ đó ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của những người sáng tạo. Trong một báo cáo gần đây từ a16z, những người sáng tạo web3 kiếm được cao hơn gần 2 triệu lần so với những gì họ kiếm được với Meta hoặc gần 300 lần so với Spotify, v.v. Web3 tạo ra một thị trường mở cho những người sáng tạo quy mô nhỏ có thể đưa tác phẩm của họ đến với đại chúng dễ dàng hơn và không có gánh nặng doanh thu từ một số ít các nhà xuất bản web2.

Các công ty Web2 phụ thuộc nhiều vào việc nắm quyền kiểm soát thị trường, và từ đó đạt được sự thống trị và tối ưu hóa lợi nhuận. Ngay cả khi có những mặt tích cực với việc các công ty web2 tham gia vào thị trường, cho phép thị trường mở rộng, thì từ một khía cạnh khác, sự tham gia này của các công ty web2 chỉ giúp mở rộng miếng bánh của họ và có thể sẽ gia tăng sự thống trị của họ đối với đại chúng.

CÁC QUY ĐỊNH VÀ THUẾ CRYPTO

Kể từ sự kiện của Luna, các nhà quản lý tài chính toàn cầu đang chú ý nhiều hơn đến lĩnh vực tiền mã hóa sau sự cố này. Có nhiều quy định hơn liệu có đồng nghĩa là sẽ tốt hơn?

SEC: Ủy ban giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ đã yêu cầu thêm ý kiến ​​về đề xuất của tổ chức WisdomTree về việc phát hành Bitcoin ETF.

El Salvador: Tổng thống El Salvador, Nayib Bukele và đại diện của 44 quốc gia đã tham gia một thảo luận vào thứ hai vừa rồi để bàn về bitcoin và các chủ đề xung quanh chính sách tài chính cho quốc gia.

Trung Phi: Sau khi Cộng hòa Trung Phi (CAR) chấp nhận Bitcoin là một công cụ thanh toán hợp pháp, họ đã nhắc nhở các quốc gia thành viên về lệnh cấm đối với tiền mã hóa vào thứ Sáu tuần rồi.

Úc: Lần đầu tiên, ETF Bitcoin và Ethereum được cung cấp cho các nhà đầu tư Úc. Sàn giao dịch chứng khoán và phái sinh CBOE Australia đã giới thiệu ETFS 21Shares Bitcoin ETF và ETFS 21Shares Ethereum ETF vào ngày 12 tháng 5.

Bồ Đào Nha: Trong ngày làm việc vào thứ sáu vừa rồi, Bộ trưởng Tài chính Fernando Medina khẳng định rằng các tài sản tiền điện tử sẽ bị đánh thuế trong thời gian tới. 

Brazil: Trong vài ngày qua, nhiều thông tin cho rằng giám đốc điều hành của Binance và Coinbase dự kiến ​​sẽ gặp chủ tịch Ngân hàng Trung ương Brazil Roberto Campos Neto, báo hiệu rằng các cuộc đàm phán giữa ngành tiền mã hóa và chính phủ vẫn đang tiếp tục.

Châu Âu: Grayscale Investments đã công bố vào ngày 16 tháng 5 rằng họ đang lấn sân sang châu Âu bằng cách cung cấp sản phẩm ETF cho khu vực này.

Nigeria: Tuần trước, cơ quan quản lý thị trường của Nigeria đã công bố một bộ quy định dài 54 trang đối với tài sản kỹ thuật số, và quốc gia này có thể sẽ rút các lệnh cấm trước đó đối với tiền mã hóa.

Theo dấu thị trường – 11/05/2022

Elon Musk và việc mua lại Twitter: Chuyện gì đã xảy ra?

Vào ngày 25/04, ban lãnh đạo Twitter thông báo rằng họ đã ký một thỏa thuận để bán lại công ty này cho Elon Musk – CEO của Tesla và SpaceX, với giá 43 tỷ USD bằng tiền mặt. Sau khi hoàn tất giao dịch này, Twitter sẽ trở thành một công ty tư nhân (tức cổ phiếu của Twitter sẽ không được giao dịch công khai nữa).

Một vài ngày sau đó, Elon Musk cho biết rằng ông đã gọi vốn khoảng 7 tỷ USD từ 18 tổ chức khác nhau để tài trợ cho thương vụ mua lại Twitter trị giá 44 tỷ USD này, bao gồm Binance, a16z, hay Morgan Stanley.

Với 500 triệu USD hỗ trợ từ phía Binance, CZ mong đợi rằng crypto và blockchain sẽ được công chúng đón nhận nhiều hơn thông qua mạng xã hội và web3. Việc mua lại Twitter, một nền tảng mạng xã hội phổ biến với những người yêu thích crypto, từ Elon Musk – một người có ảnh hưởng khá lớn trong thị trường này, và sự tham gia của các ông lớn trong ngành như Binance, a16z, Sequoia,… hứa hẹn sẽ tạo ra những tác động to lớn tới sự đón nhận của crypto trên toàn cầu.

Sự tăng giá đột ngột của Dogecoin là một bằng chứng về sự ảnh hưởng của thương vụ mua lại Twitter lên thị trường crypto. Có 2 lý do chính đằng sau sự kiện này:

Chúng ta cũng đã chứng kiến điều này rất rõ ràng trong quá khứ. Elon Musk đã tận dụng tầm ảnh hưởng của mình để “tạo” giá trị cho DOGE bởi vì số lượng người theo dõi và hâm mộ Musk là rất lớn, dẫn đến số lượng người mua và nắm giữ DOGE cũng nhiều hơn. Do đó, các thương hiệu lớn như Tesla, Gucci chấp nhận thanh toán bằng DOGE cũng vì một phần dựa trên uy tín của Elon Musk.

Chưa dừng lại ở đó, Elon Musk đã thay đổi ảnh đại diện trên Twitter của mình là một tấm hình bao gồm rất nhiều chú khỉ BAYC và đã chia sẻ một quan điểm trái ngược ngay sau đó bằng một tweet với nội dung “Tôi không biết nữa… nó trông có vẻ thay thế được” (bởi tấm ảnh đại diện khi ấy của Elon Musk không phải là một phiên bản NFT – vốn không thể thay thế được, mà chỉ là một tấm hình tổng hợp nhiều hình ảnh chú khỉ BAYC khác nói chung).

Có lẽ sau khi nhận ra sự tăng trưởng mạnh mẽ gần đây của NFTs, Elon Musk với tầm ảnh hưởng hiện tại của mình dường như không muốn bỏ qua thị trường tiềm năng này. Nhưng tại sao lại là BAYC? Hiển nhiên là, BST NFT này đã trở thành một huyền thoại trong thị trường NFT, bởi nó đang dẫn đầu về giá sàn, vượt mặt cả CryptoPunks, BST OG từ năm 2017 với khối lượng giao dịch là 1,2 tỷ USD trong quý đầu tiên của năm 2022.

Nhưng điều gì sẽ giúp Twitter trở nên khác biệt hơn so với Facebook, Youtube và các nền tảng mạng xã hội khác vốn ưu tiên lưu nhuận hơn lợi ích của người dùng khi lợi nhuận của Twitter hiện đang phụ thuộc rất nhiều vào quảng cáo? Twitter đã báo cáo lỗ 8 năm liên tiếp từ năm 2012, ngoại trừ năm 2018 và 2019. Vì vậy, Twitter và đội ngũ quản lý phải có chiến lược ưu tiên mang lại lợi nhuận cho công ty ngay bây giờ. Hiện vẫn chưa rõ được hướng tiếp cận nào Twitter sẽ sử dụng để đạt được mục tiêu đó nhưng vẫn đảm bảo được tính phi tập trung cho nền tảng mạng xã hội này. 

Một câu hỏi nữa còn để ngỏ là điều gì sẽ diễn ra nếu việc mua lại Twitter khiến cho tầm ảnh hưởng của Elon Musk và các tổ chức hỗ trợ ngày càng lớn hơn và từ đó giúp họ dễ thao túng thị trường hơn?

Cuối cùng là, ngay cả khi Twitter cho phép người dùng sử dụng NFTs của họ làm ảnh đại diện, nó vẫn chưa thể thực sự giải quyết được vấn đề về quyền sở hữu. Hơn 80% NFTs tạo ra trên OpenSea là giả. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi dữ liệu on-chain và off-chain vẫn còn nhiều sự mâu thuẫn và các nghệ sĩ vẫn không thể nhận được những giá trị thực mà tiềm năng của NFTs có thể mang lại. Nói một cách ngắn gọn, điều này có thể làm trầm trọng hơn các vụ đánh cắp NFTs, vốn đã là một điểm nhức nhối trong thị trường này bấy lâu nay.

Otherdeer & BAYC: Những chú khỉ làm tiêu tốn 150 triệu USD

Tranh cãi xung quanh BAYC không chỉ có ở phía Elon Mush. Chúng ta hãy cùng quay lại trước đó một tuần.

Otherside, một dự án game metaverse của BAYC, đã có đợt mở bán đất có tên Otherdeed vào ngày 30/04. Đây là một đợt mở bán hỗn loạn: Etherscan, trình tìm kiếm của Ethereum, đã bị sập, giá gas tăng lên tới 10.000 gwei trong vòng 10 phút.

Một số nhà đầu tư chia sẻ rằng họ đã phải bỏ ra một chi phí gấp đôi chi phí mua đất (305 $APE  5.800 USD) cho chi phí gas nhưng vẫn mua không thành công.

Gần 157 triệu USD đã được dùng để chi trả phí mạng lưới trong đợt mở bán đất của BAYC. Một tuần sau đó, Yuga Labs thông báo rằng họ sẽ hoàn trả lại tiền gas cho những giao dịch không thành công

Tuy nhiên, cộng đồng đã trở nên kích động vì sự thật rằng phía Yuga Labs đã không chịu tối ưu hợp đồng thông minh của họ và đã dẫn đến cuộc “gas war” không đáng có và cho rằng đây chỉ là một cái cớ để họ khởi động một chain mới cho riêng mình.

Trong khi đó, Vitalik cho rằng những thủ thuật tối ưu chi phí gas sẽ không có tác dụng bởi vì giá gas sẽ tiếp tục gia tăng cho đến khi cung và cầu đạt được sự cân bằng.

Nhưng mấu chốt không phải là cộng đồng mà là đáng lẽ ra Yuga Labs đã có thể làm tốt hơn nhưng họ đã không làm.

Từ góc nhìn của chúng tôi, do sự tắc nghẽn của mạng lưới Ethereum, sẽ là hợp lý nếu một dự án metaverse như Otherdeed của BAYC khởi chạy trên một chuỗi khác để tối ưu hơn về mặt trải nghiệm người dùng, cụ thể bằng cách triển khai trên một Layer2 để ước lượng nhu cầu trước khi tiến tới quyết định sẽ xây dựng một chuỗi riêng cho chính mình. Thâm chỉ nếu họ xây dựng một chain riêng cho mình và có một token riêng, điều này sẽ giống như Apechain là một loại ký sinh của Ethereum và điều này có thể tiếp tục kích hoạt sự tức giận của cộng đồng.

Hiện tại, thời gian sẽ quyết định liệu rằng đó có phải là một quyết định đúng đắn hay không nhưng chắc chắn rằng bản thân Yuga Labs phải nỗ lực rất nhiều để lấy lại lòng tin của cộng đồng.

Gas war của Solana: hối lộ hay không hối lộ, đó là vấn đề

NFTs không đơn giản chỉ là một bức hình vì sức mạnh của nó đã khiến cho toàn bộ blockchain ngưng hoạt động trong vòng 8,5 tiếng. Và lần này đó chính là Solana.

Không giống Ethereum, không có một thị trường cạnh tranh để đấu giá khối như Ethereum, thay vào đó mạng lưới chấp nhận các giao dịch dựa trên cơ sở trật tự. Điều này sẽ giúp giảm chi phí giao dịch trên Solana một cách đáng kể khi so sánh với Ethereum nhưng cái giá phải trả là họ sẽ phải gánh chịu tình trạng giao dịch rác.

Đúng như vậy, vào ngày 01/05, Solana đã ngưng hoạt động trong hơn 8 tiếng bởi vì sự gia tăng số lượng giao dịch liên quan đến NFTs, đặc biệt là do Candy Machine, một công cụ để mint NFTs.

Cụ thể, bot đã khai thác lỗ hổng này để tạo ra một khối lượng giao dịch khổng lồ trên mạng lưới nhằm tăng tỷ lệ mint NFTs thành công. Sự việc này đã tạo ra tác động tiêu cực đến giá SOL nhưng tuy nhiên có vẻ nó không tạo ra ảnh hưởng nhiều đến nhà đầu tư NFTs trên Solana vì số lượng giao dịch NFTs nhanh chóng hồi phục sau sự kiện “cúp điện” này.

Sau khi mạng lưới tạm ngưng hoạt động, đội ngũ Solana đã đưa ra 3 giải pháp để hạn chế tình trạng này:

  • Triển khai QUIC, một giao thức được phát triển bởi Google để gia tăng tốc độ giao tiếp của mạng lưới đồng thời nhận diện được địa chỉ IP của mỗi giao dịch để giảm thiểu tình trạng spam
  • Triển khai việc cho phép validator xử lý nhiều giao dịch hơn với điều kiện số lượng SOL staking cao hơn
  • Áp dụng phí ưu tiên cho các giao dịch, tuy nhiên, để giảm thiểu tình trạng gas war, sẽ có sự giới hạn các tài khoản có thể ưu tiên giao dịch của mình trên mạng lưới

Bên cạnh đó, một số giải pháp khác được đưa ra như cơ chế đấu giá Hà Lan (Dutch Auction) hoặc dynamic mint nhằm giảm động lực sử dụng bot để spam mạng lưới (bởi vì giá NFTs luôn có thể xuống thấp hơn nữa nên các nhà đầu tư sẽ khó biết đâu là “đáy”).

UST: “The Big Short” của crypto

Vào 08/05, khi giá của BTC bắt đầu suy giảm và kéo theo toàn bộ thị trường, bao gồm cả LUNA, UST bắt đầu mất “peg” và giảm xuống 0.9857 USD.

Đã có một đợt bán tháo UST trên Curve tạo ra tình trạng mất cân đối của UST trong 4pool trên Curve. Ngay sau đó, đã có một lực mua UST bằng USDT giúp cân bằng lại.

Đến ngày 09/-5, Luna Foundation Guard thông báo rằng họ sẽ cho vạy 750 triệu USD bằng BTC cho một công ty chuyên giao dịch OTC và 750 triệu UST để ổn định giá của UST. Trong đó, 750 triệu UST sẽ được dùng để mua BTC. Tuy nhiên, điều này dường như càng làm trầm trọng thêm vấn đề bởi sự gia tăng đột ngột nguồn cung của UST, khiến cho mất cân đổi tỷ lệ của UST trong 4Pool trên Curve.

Vào ngày 10/05, UST suy giảm trầm trọng về 0.6 USD. Tổng giá trị dự trữ của LFG giảm đến 90%, từ xấp xỉ 3,9 tỷ USD về 188 triệu USD.

Dự trữ BTC giảm về 0 từ 1,4 tỷ USD trong vòng chưa tới 24 giờ. Tổng cộng LFG đã dùng hơn 3 tỷ USD nhằm đưa UST trở về giá 1 USD nhưng không thành công, stablecoin này đang tiếp tục giao động ở khu vực 0.75 USD.

Trong lúc đó, giá LUNA giảm mạnh về 26,54 USD, mất gần 60% giá trị. Số lượng UST trong Anchor nhanh chóng bốc hơi 48% bởi vì một lượng lớn bị người dùng rút ra khỏi nền tảng và làm cho APY quay trở về mức 20%. Sự kiện này đã tạo ra ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái Terra, tổng giá trị bị khóa nhanh chóng giảm về mức 13 tỷ USD, tức giảm 45% trong chưa tới một ngày.

Sự kiện này của Luna đã được nhiều nhà đầu tư dự đoán từ trước bởi vì mô hình cung cấp lãi suất APY 20% của Anchor, rất giống với mô hình Ponzi, được cho là không hề bền vững.

Hiện tại sẽ rất thú vị khi quan sát các động thái tiếp theo từ Do Kwon và đội ngũ LFG. Liệu $UST có trở lại 1 USD hay không và nếu có thì liệu người dùng có còn tin tưởng $UST? Hãy cùng chờ xem thời gian sẽ trả lời câu hỏi này như thế nào.

Tổng quan về Internet của Blockchain

TÓM TẮT

Khả năng mở rộng, tính phi tập trung, và tính bảo mật đã luôn là thách thức đối với ý tưởng về một mạng internet phi tập trung do các vấn đề của blockchain thế hệ đầu tiên Bitcoin, Ethereum và các biến thể của chúng. Trong lúc chúng ta vẫn đang chờ đợi bản nâng cấp của Ethereum 2.0, Nền tảng hợp đồng thông minh thế hệ mới như Cosmos, Polkadot, Avalanche và LayerZero mang đến những đề xuất đầy hứa hẹn cho Internet of Blockchain. Thuật ngữ Internet of Blockchain đề cập đến các blockchain dành riêng cho ứng dụng cùng tồn tại và tương tác với nhau. Với một số mạng đa chuỗi đang được phát triển, không có gì chắc chắn để dự báo người chiến thắng trong cuộc đua khả năng mở rộng giữa Nền tảng hợp đồng thông minh. Tuy nhiên, hãy tìm hiểu sâu hơn và khám phá những ý tưởng cơ bản bên trong mỗi ý tưởng.

Cosmos, Polkadot, Avalanche và LayerZero có những điểm khác biệt quan trọng ở cấp độ giao thức (ví dụ: phương thức đồng thuận, cấu trúc liên kết bảo mật kinh tế) ảnh hưởng đến khả năng của nền tảng (ví dụ: giao tiếp liên chuỗi, nền kinh tế token, các loại ứng dụng) và cách họ phát triển mạng lưới của mình (ví dụ: tham gia của trình xác thực, phân bổ staking). Bài viết này nhằm mục đích phân tích sự khác biệt giữa các kiến ​​trúc này và sự đánh đổi của chúng

LỜI MỞ ĐẦU

Trước khi đi sâu vào chủ đề Internet of Blockchain, chúng tôi sẽ diễn giải một vài thuật ngữ được sử dụng thường xuyên trong bài viết này với mục đích giúp người đọc có thể hiểu chủ đề “Internet of Blockchain” một cách toàn diện hơn.

Vấn đề hiện tại của Blockchain

Ở thời điểm hiện tại, hầu hết các blockchain chưa thể tối ưu hoá do phải đánh đổi một trong ba thuộc tính bao gồm khả năng mở rộng, tính phân quyền và tính bảo mật khi xây dựng chúng.

  • Khả năng mở rộng đề cập đến tính mở rộng của blockchain khi số lượng giao dịch và số lượng node tăng lên.
  • Tính phân quyền đảm bảo rằng các quyết định được đưa ra trong mạng lưới không tập trung vào một vài thế lực trung tâm.
  • Tính bảo mật trong blockchain liên quan đến hai khía cạnh: tính liên tục (liveness) và tính an toàn (safety). Tính liên tục có nghĩa là mạng lưới các node trong một blockchain luôn phải đạt được sự đồng thuận, trong khi tính an toàn đảm bảo rằng các node không hoạt động sai. 

Trách nhiệm giải trình (accountability)

Khi hơn ⅔ các node trong mạng lưới hoạt động trung thực, blockchain không thể bị fork nhưng nếu việc này xảy ra (và ⅓ lượng cổ phần bị đốt do những hành vi sai trái như vậy),  hệ thống có thể chỉ ra danh tính của những các thực thể xấu và trừng phạt họ thông qua việc slashing.

Sự đồng thuận (Consensus)

Sự đồng thuận xảy ra khi hệ thống blockchain thống nhất được với nhau về với về tính hợp lệ của một giao dịch trước khi nó được thêm vào khối.

  • Sự đồng thuận mang tính xác định (deterministic consensus) được áp dụng khi có nhiều luồng thông tin giữa các node để hoàn tất giao dịch. Sau khi các giao dịch được thêm vào, chúng không thể được chỉnh sửa (và nếu muốn chỉnh sửa, blockchain sẽ bị phân nhánh), do đó giúp cải thiện vấn đề về an ninh. Ngoài ra, vì không có thời gian chờ đợi để các node xác nhận rằng giao dịch là hợp lệ, nên sự đồng thuận mang tính xác định giúp giảm độ trễ trong xử lý giao dịch.
  • Sự đồng thuận theo xác suất (probabilistic consensus) thể hiện rằng xác suất để một giao dịch bị đảo ngược sau khi được thêm vào chuỗi sẽ giảm đi khi chuỗi kéo dài hơn. Như vậy, các giao dịch vẫn chưa thực sự được “thông qua” mà là trở nên hợp lệ hơn khi có nhiều khối hơn được thêm vào chuỗi. Hơn nữa, sự đồng thuận theo xác suất như thế này không yêu cầu các luồng thông điệp phức tạp giữa các thực thể mạng, do đó nâng cao khả năng mở rộng của một blockchain.

Vấn đề hiện tại của cầu nối (Bridging Trilemma) 

Vấn đề này được đề cập lần đầu tiên bởi Ryan Zarick – đồng sáng lập và CTO của LayerZero Labs trong việc xây dựng một cầu nối blockchain, các nhà phát triển sẽ phải đối mặt với sự đánh đổi giữa ba thuộc tính sau đây:

  • Xác nhận đảm bảo (Instant Guaranteed Finality), nghĩa là tiền phải được chuyển thành công từ chuỗi nguồn đến chuỗi đích.
  • Tính hợp nhất của thanh khoản (Unified Liquidity) cho thấy rằng nhiều chuỗi phải có khả năng truy cập vào cùng một nhóm thanh khoản để đạt được hiệu quả sử dụng vốn cao hơn
  • Tính nguyên bản của tài sản (Originality of Assets) chỉ định rằng các khoản tiền được chuyển đến chuỗi đích phải là tiền gốc (hoặc nguồn tổng hợp có tính thanh khoản cao nhất) được gửi từ chuỗi nguồn, nếu không, người dùng sẽ nhận được tài sản tổng hợp không có nhiều tính thanh khoản với những sự rủi ro họ phải tự gánh chịu.

Light client

Light client là một phần mềm hoặc ứng dụng giúp người dùng tương tác với blockchain mà không cần lưu trữ toàn bộ dữ liệu trên đó.


AVALANCHE

Giới thiệu

Không giống như các blockchain khác, Avalanche có 3 mạng riêng biệt để xử lý các tác vụ khác nhau trên mạng: X-Chain để giao dịch tài sản, C-Chain để khởi tạo hợp đồng thông minh và P-Chain để điều phối nền tảng tổng quan.

Nguồn ảnh: Avalanche Documents

Avalanche giải quyết những vấn đề gì?

Cơ chế đồng thuận của Avalanche là Directed Acyclic Graph (mạch hở đồ thị có hướng) mà trong đó, một node liên tục truy vấn các node khác về tính hợp lệ của giao dịch, và tác vụ này sẽ được lặp lại liên tục trong vài vòng (lưu ý rằng số vòng được lặp lại sẽ là ngẫu nhiên, không được định trước). Nó cũng sẽ bao gồm một bộ đếm độ tin cậy để đại diện cho số lần mà phần lớn mạng lưới chấp nhận tính hợp lệ của một giao dịch.

Ví dụ, mạng phải chọn ra một trong hai màu là xám và vàng. Một node (được ký hiệu là node A) hiện đang chọn màu xám. Trong vòng tiếp theo, node A sẽ hỏi các node khác xem các node ấy đang chọn màu gì: nếu (i) phần lớn mạng lưới cho ra kết quả màu vàng VÀ (ii) trong những vòng trước, số lần mạng lưới chọn màu vàng lớn hơn số lần chọn màu xám (dựa vào bộ đếm tin cậy) thì nút A sẽ chuyển sang chọn màu vàng. Quá trình này được lặp lại giữa tất cả các node cho đến khi đạt được sự đồng thuận.

Nguồn ảnh: Seq

Sự phi tập trung (Decentralization)

Bởi vì cơ chế này là không phụ thuộc vào một tác nhân chủ chốt và số lượng node có thể tham gia vào mạng là vô hạn nên nó đáp ứng yêu cầu về sự phi tập trung cần có của công nghệ blockchain.

Khả năng mở rộng

Với sự trợ giúp của mạng con (subnet), Avalanche đảm bảo khả năng mở rộng của mạng và cho phép lập trình viên tùy chỉnh blockchain của mình trên những mạng con này một cách dễ dàng, phù hợp cho các doanh nghiệp cần xây dựng blockchain riêng hoặc cần khởi tạo một dự án mới nhưng với có các cơ chế pháp lý khác nhau tùy theo từng đất nước.

Để xây dựng một subnet, dự án trước hết phải là thành viên của mạng Avalanche chính (đã có dự án trên Avalanche), và phải stake ít nhất 2,000 AVAX. Về tầm nhìn dài hạn, điều này đem đến một giải pháp mở rộng khả dĩ cho những dự án đang được xây dựng trên mạng chính của Avalanche, nhưng bù lại, chúng ta sẽ nhìn thấy một sự đánh đổi về việc chảy máu thanh khoản khi một subnet có thể phát triển tốt hơn và thu hút dòng tiền mạnh mẽ hơn về cho mình. 

Tính bảo mật

Vì một node luôn có thể thay đổi sự lựa chọn của mình dựa trên mức độ tin cậy tích lũy sau mỗi vòng, trạng thái cân bằng (equilibrium) của mạng luôn được giữ cho không ổn định, do đó ngăn chặn được các node gây hại tấn công toàn bộ mạng.

Hãy tưởng tượng rằng, đây là một cuộc vật tay giữa các node trung thực và không trung thực. Trạng thái vật tay không bao giờ được giữ yên, cho nên gần như người thắng cuộc sẽ là người trụ được lâu nhất. Với các node không trung thực, họ thực sự phải “giằng co” khá lâu với đối thủ của mình (các node trung thực), và điều này làm cho việc giành chiến thắng (tức thành công trong việc tấn công vào toàn bộ hệ thống) trở nên hao tốn sức lực hơn rất nhiều. 

Hạn chế

Một vấn đề của Avalanche là nó không có hình phạt (slashing). Điều này có thể giúp làm giảm rào cản để trở thành node, nhưng cũng có thể gây rủi ro cho sự an toàn của hệ thống. Hơn nữa, bởi vì các quyết định của node cho một giao dịch trên Avalanche luôn có thể được thay đổi khi có đủ độ tin cậy (tức thỏa mãn điều kiện của bộ đếm tin cậy), nên rất khó để phát hiện ra các node gây hại trong mạng. Nói cách khác, mạng lưới của Avalanche không thỏa mãn được yêu cầu về trách nhiệm giải trình (accountability).

Tình hình hiện tại

Tại thời điểm viết bài, Avalanche có 19 mạng con (subnet) với 1,609 node và gần 640,000 địa chỉ đang hoạt động trên cả C-Chain và mạng con trong tháng 4 năm 2022.

Mạng con  đầu tiên được triển khai trên Avalanche là của DeFi Kingdoms, tựa game nổi tiếng trên blockchain Harmony. Số lượng hợp đồng độc nhất được triển khai (unique contracts deployed) trên mạng chính của DeFi Kingdoms đã lên tới 218, tăng khoảng 8 lần kể từ khi ra mắt vào tháng 3 năm 2022.

Nâng cấp gần đây

Apricot – bản nâng cấp của chuỗi khối Avalanche, đã phát hành đến Giai đoạn 5 vào tháng 11 năm 2021 với những cải tiến lớn, đặc biệt là giúp giảm đi phí gas khi giao dịch. Gần đây nhất, phiên bản tiền biên dịch (precompile) của tính năng transaction allowlist đã được ra mắt trên Avalanche, hỗ trợ xây dựng mạng con KYC / riêng cho doanh nghiệp hoặc chính phủ để thúc đẩy sự đón nhận.


POLKADOT

Giới thiệu

Chính thức ra mắt vào năm 2020, Polkadot nhằm giải quyết vấn đề về khả năng tương tác giữa các blockchain. Nó đạt được điều này nhờ (i) relay-chain, tác nhân điều phối sự đồng thuận, tương tác & thông tin trên Polkadot, (ii) hệ thống các para-chain, bao gồm các chain xử lý các giao dịch một cách độc lập với nhau và (iii) para-threads, hoạt động giống như para-chain nhưng phục vụ cho mục đích ngắn hạn.

Polkadot giải quyết những vấn đề gì?

Bảo mật & Khả năng mở rộng

Các para-chain trên Polkadot sẽ được thừa hưởng tính bảo mật của relay-chain. Hơn thế nữa, cơ chế đồng thuận của mạng lưới Polkadot có tách biệt việc sản xuất khối (block production) và hoàn thành giao dịch (transaction finalization). Khi sản xuất khối, các node sẽ được lựa chọn một cách ngẫu nhiên. Mặt khác, các node sẽ bỏ phiếu cho chuỗi mà họ cho là hợp lệ nhất và đối với những chuỗi có hơn ⅔ node lựa chọn, block mới nhất của chúng sẽ được gắn vào chain chính của Polkadot. Những cơ chế bên trên sẽ cho phép chuỗi có khả năng mở rộng nhưng vẫn đảm bảo tính bảo mật và tốc độ khi xử lý các giao dịch.

Nguồn ảnh: asynchronous rob

Hạn chế

Hiện tại, để trở thành một node đang hoạt động của Polkadot, người mới phải có ít nhất 1.75 triệu DOT, tương đương với 30 triệu USD. Ngoài ra, mỗi chuỗi chỉ yêu cầu 5 node, và có thể thấy đây là sự hy sinh giữa khả năng mở rộng và tính bảo mật. Polkadot cũng có thời gian xử lý giao dịch dài hơn (12-60 giây), lâu hơn nhiều so với tốc độ vài giây của Avalanche hay Cosmos. Ngoài ra, các suất để trở thành para-chain trên Polkadot bị hạn chế ở con số 100, do đó cũng ngăn cản các dự án khác xây dựng và mở rộng trên chuỗi của Polkadot.

Tình trạng hiện tại

Vào thời điểm viết bài, Polkadot có 14 chuỗi para-chain, 15 para-thread với 297 trình xác thực và gần 526,197 địa chỉ ví hoạt động vào tháng 4 năm 2022.

Mỗi para-chain có thể được phân thành 3 loại: DeFi, Nền tảng hợp đồng thông minh và Cơ sở hạ tầng. Tất cả chúng đều tồn tại để cung cấp nhiều loại sản phẩm và làm phong phú thêm sự đa dạng của hệ sinh thái Polkadot.

Nâng cấp gần đây

XCMv2 (định dạng thông tin cốt lõi giữa các para-chain của Polkadot), đã hoàn thành đợt kiểm toán thứ 2 (audit) và XCMv3 đang trong giai đoạn phát triển cuối cùng.

COSMOS 

Giới thiệu

Cosmos là một mạng lưới bao gồm nhiều blockchain song song độc lập được gọi là Zone, được hỗ trợ bởi thuật toán đồng thuận Tendermint Core. Những Zone này sẽ liên kết với các Hubs – với nhiệm vụ là cầu nối tương tác giữa các Zone. Hub và Zone tương tác với nhau thông qua giao thức IBC (Inter-blockchain communication). Tầm nhìn đằng sau Cosmos là trở thành internet của Blockchain, một mạng lưới các blockchain có khả năng tương tác với nhau theo hình thức phi tập trung và vẫn giữ được chủ quyền riêng.

Nguồn ảnh: Cosmos.network

Cosmos giải quyết vấn đề gì?

Một bộ công cụ mã nguồn mở như Tendermint, Cosmos SDK và IBC cho phép các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng blockchain có khả năng tùy chỉnh, mở rộng và tương tác một cách nhanh chóng. Các công cụ này có khả năng giải quyết các trở ngại về khả năng mở rộng, khả năng sử dụng và chủ quyền.

Khả năng mở rộng

Tendermint BFT quản lý mạng lưới blockchain và lớp đồng thuận, trao lớp ứng dụng cho các nhà phát triển. Tendermint được kết nối với ứng dụng bằng giao thức ổ cắm (một kiểu vận chuyển dữ liệu) được gọi là Application Blockchain Interface (ABCI). ABCI cho phép các ứng dụng được viết bởi bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào, do đó giúp các nhà phát triển dễ dàng hơn trong việc xây dựng trên Tendermint và đồng thời có thể tự do điều chỉnh các blockchain của họ.

Ba lợi ích của Tendermint đối với các nhà phát triển bao gồm sự đơn giản, hiệu năng tuyệt vời và giải trình có trách nhiệm.

Đồng thuận Tendermint cho phép các hub/zone tiến hành hàng ngàn giao dịch mỗi giây, với độ trễ cam kết ở mức 6-7 giây. Đáng chú ý, không có giới hạn về số lượng của hub/zone được xây dựng trên Cosmos.

Thêm vào đó, một lợi ích khác của thuật toán đồng thuận Tendermint là “security light client” được đơn giản hóa, do đó giải quyết các vấn đề về quy mô cho Cosmos.

Khả năng sử dụng

Cosmos SDK sắp xếp tiến trình của các ứng dụng blockchain. Bộ công cụ này chứa một loạt các mô-đun được tạo sẵn mà từ đó các nhà phát triển có thể lựa chọn như mong muốn trong việc xây dựng chuỗi.

Nguồn ảnh: Cosmos.network

Cosmos SDK đã được sử dụng để xây dựng nhiều blockchain dành riêng cho ứng dụng. Cosmos Hub, IRIS Hub, Binance Chain, Terra hoặc Kava và nhiều blockchain khác cũng đang xây dựng trên Cosmos SDK.

Chủ quyền

Mỗi Zone và Hub trong Cosmos đều có một bộ node riêng và các giả định tin cậy khác nhau, cho phép nó kế thừa tính bảo mật và khả năng tương tác của mạng Cosmos mà không phải hi sinh quyền kiểm soát. Kiến trúc Cosmos đạt được điều này bằng cách sử dụng một hub “trung tâm” với các zone “tự trị”, nơi quyền biểu quyết đối với mỗi khu vực được phân bổ dựa trên một khu vực địa lý chung.

Nguồn ảnh: Cosmos.network

Sự kết nối giữa các blockchain đạt được thông qua giao thức IBC (Inter-Blockchain Communication). Sau khi được tích hợp, IBC cho phếp zone và hub mở các cổng giao tiếp giữa nhau, đóng vai trò như một đường truyền thông tin, có nghĩa là các blockchain có sự khác nhau về ứng dụng và bộ node có thể tương tác với nhau. IBC là nền tảng của mạng lưới có chủ quyền này.

Nguồn ảnh: Cosmos.network

Hạn chế

Phân quyền

Cosmos Hub là một trong nhiều hub trong mạng lưới, và không có một hub trung tâm hoặc giới hạn về số lượng zone/hub có thể được tạo ra. Sự đồng thuận của Tendermint được giới hạn trong khoảng 200 node trước khi hiệu suất bắt đầu suy giảm, do đó làm giảm sự phân quyền của mạng. Giới hạn số lượng node trong hệ thống dẫn tới rào cản cao để trở thành một node. Hiện tại, để trở thành một node trong Cosmos Hub, một cá nhân cần nắm giữ tối thiểu 47k ATOM (tương đương 1 triệu USD).

Bảo mật

Hệ sinh thái có cấu trúc mạng phân mảnh trong đó các blockchain riêng biệt có thể có bộ node riêng và kết nối với nhau thông qua các cầu nối khi cần thiết. Cơ chế này bị cho rằng “an toàn như chuỗi yếu nhất” vì khi một chuỗi có độ an toàn cao chấp nhận tài sản, dữ liệu từ một chuỗi kém an toàn nhất, nó sẽ trở nên kém an toàn. Tuy nhiên, phiên bản sắp tới của IBC sẽ sử dụng cơ chế chia sẻ bảo mật (phát ngôn của Billy Rennekamp).

Tiện ích của Cosmos Hub

Mặc dù IBC là một bước tiến quan trọng đối với tiện ích của Cosmos Hub, nhưng IBC không phải là trung tâm duy nhất xác nhận các giao dịch chuỗi chéo. Kiến trúc siêu mô-đun của Cosmos cho phép các trung tâm khác cạnh tranh để dành thị phần. Điều này phần nào đó ảnh hưởng đến triển vọng của Cosmos Hub và ATOM.

Ý tưởng cho các hub trong hệ sinh thái Cosmos là trợ thành hub có danh tiếng cao nhất, thu được nhiều giao dịch và phí mạng lưới. Tuy nhiên, các giao thức phân quyền nên nhắm tới việc có một mô hình kinh tế tinh gọn và hiệu quả, điều này sẽ giới hạn phần doanh thu chia sẻ của các node. Vì sự tồn tại và cạnh tranh của các Hub, Cosmos Hub do đó token ATOM sẽ đối mặt với khả năng không còn đặc quyền trong hệ sinh thái khi các hub khác phát triển mạnh mẽ hơn.

Tình hình hiện tại

Nâng cấp gần đây

Nâng cấp Theta: Cho phép các blockchain khác với Interchain Accounts có thể tạo và kiểm soát tài khoản trên Cosmos Hub.

Nâng cấp Rho: Cho phép Cosmos Hub thực hiện các giao dịch nguyên bản trên các chuỗi khác.

Tiếp theo là gì

Đội ngũ phát triển của Cosmos có kế hoạch thêm hình thức chia sẻ bảo mật (shared security) vào Cosmos Hub. Tính năng này sẽ cho phép các mạng lưới Cosmos SDK được thừa hưởng bảo mật từ Cosmos Hub. Hình thức này chưa được miêu tả rõ ràng như của Polkadot.

Ở cấp độ cao, các staker của Cosmos Hub có thể ủy thác lượng ATOM để đảm bảo bảo mật cho các zone khác nhau để thu phí và nhận được các ưu đãi.

LAYERZERO

Giới thiệu

LayerZero là một giao thức tương tác omnichain, có khả năng trao đổi thông điệp tới bất kỳ hợp đồng nào trên bất kỳ chuỗi nào. Nó cũng cho phép các ứng dụng của người dùng có toàn quyền kiểm soát đối với kiến trúc và cách diễn giải của nền tảng. LayerZero là một lớp truyền tải thông tin cho phép các hợp đồng thông minh tương tác với nhau trên các chuỗi.

LayerZero là một điểm cuối trên chuỗi có thể định cấu hình của Ứng dụng người dùng (UA) chạy một Node siêu nhẹ (ULN). Để chuyển thông điệp giữa các điểm cuối trên chuỗi, LayerZero dựa vào hai bên: Oracle và Relayer, để truyền thông điệp giữa các điểm cuối trên chuỗi.

LayerZero giải quyết những vấn đề gì?

The Bridging Trilemma

Bằng cách cung cấp các giao dịch trực tiếp trên tất cả các chuỗi mà không cần phải dựa vào người giám sát đáng tin cậy hoặc các giao dịch trung gian, LayerZero đáp ứng quy tắc về tài sản gốc.

Về đặc tính hợp nhất thanh khoản, việc cho phép các giao dịch lưu chuyển tự do giữa các chuỗi mang lại cơ hội cho người dùng hợp nhất các thanh khoản bị phân mảnh đồng thời tận dụng đầy đủ các ứng dụng trên các chuỗi riêng biệt nhờ sự kết hợp của hai thực thể độc lập: Oracle và Relayer.

Nguồn ảnh: Medium

LayerZero đủ tổng quát để chạy trên bất kỳ chuỗi nào, trên toàn bộ các giả định về bảo mật và khả năng mở rộng, do đó đáp ứng nhu cầu về sự xác nhận đảm bảo.

Relayer & Oracle

Một giao dịch xuyên chuỗi bao gồm một giao dịch tA trên A, một giao thức giao tiếp giữa A và B, và một thông điệp m. Theo các trạng thái giao dịch hợp lệ, m được giao nếu và chỉ khi tA được cam kết và hợp lệ. Ý tưởng quan trọng đằng sau LayerZero là nếu 2 thực thể riêng biệt xác nhận tính hợp lệ của một giao dịch (trong trường hợp này là tA), thì chuỗi B có thể chắc chắn rằng tA là hợp lệ.

Nguồn ảnh: LayerZero.network

LayerZero thực hiện điều này bằng cách tích hợp hai thực thể riêng biệt: một Oracle, cung cấp tiêu đề khối và một Relayer, cung cấp các bằng chứng liên quan đến giao dịch nói trên.

LayerZero sử dụng các thuộc tính bảo mật của các oracles đã được thiết lập (Chainlink và Band) với một lớp bảo mật bổ sung thông qua hệ thống chuyển tiếp mở bằng cách phân chia nhiệm vụ giữa Oracle và Relayer. Mặc dù mới nhìn thì đây có thể là một điểm khác biệt nhỏ, nhưng các phân nhánh của nó rất sâu rộng. Đối với người mới bắt đầu, điều đó có nghĩa là bảo mật trong trường hợp xấu nhất của mạng mới này vẫn ngang bằng với Oracle. Nếu bạn chọn Chainlink làm oracle của mình, mọi hành động độc hại trong hệ thống vẫn phụ thuộc vào việc đánh bại Chainlink DON trước. Ngay cả khi sự đồng thuận của Oracle bị hỏng, nó cũng đòi hỏi sự thông đồng tích cực của Relayer.

Nguồn ảnh: Medium

Điểm cuối LayerZero

Việc triển khai LayerZero Endpoint – giao diện của LayerZero là một ứng dụng trên chuỗi nhẹ, trên nhiều chuỗi cho phép các giao dịch xuyên chuỗi. LayerZero Endpoint hiện được triển khai dưới dạng một loạt các hợp đồng thông minh trên mỗi chuỗi trong mạng LayerZero. Chức năng cốt lõi của LayerZero Endpoint được gói gọn trong ba mô-đun: Communication, Validation, and Network.

Một điểm chính của LayerZero Endpoint là thay vì sao chép và lưu trữ các tiêu đề khối bên trong máy khách, nó ủy quyền nhiệm vụ tìm nạp các tiêu đề liên chuỗi cần thiết và các bằng chứng giao dịch cho các thực thể ngoài chuỗi: Oracle và Relayer. Điều này dẫn đến việc các LayerZero Endpoint cực kỳ nhẹ, khiến chúng tiết kiệm chi phí ngay cả trên các chuỗi đắt tiền như Ethereum.

Nguồn ảnh: LayerZero.network

Ngoài các mô-đun cốt lõi, LayerZero Endpoint có thể được mở rộng thông qua Thư viện, là các hợp đồng thông minh phụ trợ xác định cách xử lý giao tiếp cho một chuỗi cụ thể. Mỗi chuỗi trong mạng LayerZero có một Thư viện được liên kết và mỗi Endpoint bao gồm một bản sao của mỗi Thư viện.

Tình trạng hiện tại

LayerZero hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm và đã ra mắt trên các mạng tương thích với EVM như Ethereum, Avalanche, Polygon, BNB Chain, Fantom, Arbitrum và Optimism, với các tích hợp trên Solana và Cosmos sắp ra mắt.

Mặc dù ứng dụng đầu tiên tích hợp với LayerZero là Stargate – một giao thức vận chuyển thanh khoản, nhưng cần nhấn mạnh rằng việc cho vay xuyên chuỗi, tổng hợp lợi nhuận và giao dịch chỉ là bước khởi đầu.

Nâng cấp gần đây

Cập nhật bảo mật

Triển khai The Dome, một hệ thống (ở cấp trình chuyển tiếp) ngăn chặn tất cả các cuộc tấn công từ các hợp đồng độc hại bên ngoài khiến chúng trở nên vô dụng.

 

TỔNG KẾT

Các mạng đa chuỗi như Cosmos, Polkadot, Avalanche và LayerZero cung cấp cơ sở hạ tầng đáng chú ý để hỗ trợ phát triển mạng lưới các blockchain, chứng minh rằng mô hình đa chuỗi hoạt động hiệu quả và là một cải tiến so với Bitcoin và Ethereum hiện nay. Cuối cùng, những cái tên này sẽ có thể hỗ trợ hàng triệu người dùng hoạt động hàng ngày và hiện thực hóa tầm nhìn Web3 do người dùng sở hữu và quản lý.

Sự đồng tồn tại của các kiến ​​trúc này là một cải tiến cho internet phi tập trung, nếu chỉ dựa trên dữ liệu về hoạt động phát triển và tổng số địa chỉ đang hoạt động, Avalanche hiện đang dẫn đầu. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là mỗi nền tảng sẽ có các ưu tiên và hạn chế khác nhau phù hợp với các trường hợp cụ thể, mục tiêu phát triển riêng mà chúng đã đề ra.

 

Đội ngũ Kyros Research